Review sách Tâm lý học về tiền

Tiền bạc có ở khắp mọi nơi, nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và khiến phần lớn chúng ta bối rối. Mọi người nghĩ về nó theo những cách hơi khác nhau một chút. Nó mang lại những bài học có thể được áp dụng tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như rủi ro, sự tự tin, và hạnh phúc. Rất ít chủ đề cung cấp một lăng kính phóng to đầy quyền lực giúp giải thích vì sao mọi người lại hành xử theo cách họ làm hơn là về tiền bạc. Đó mới là một trong những chương trình hoành tráng nhất trên thế giới.

Chúng ta hiếm khi lâm vào hoàn cảnh nợ ngập đầu ? Biết tiết kiệm để dành cho lúc khốn khó hơn ư? Chuẩn bị sẵn sàng cho việc nghỉ hưu? Có những cái nhìn thiết thực về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc của chúng ta hơn phải không?

Chúng ta đều làm những điều điên rồ với tiền bạc, bởi vì chúng ta đều còn khá mới mẻ với trò chơi này và điều có vẻ điên rồ với bạn lại có khi hợp lý với tôi. Nhưng không ai là điên rồ cả – chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên những trải nghiệm độc đáo riêng có mang vẻ hợp lý với mình ở bất cứ thời điểm nào.

Mục đích của cuốn sách này là sử dụng những câu chuyện ngắn để thuyết phục bạn rằng những kỹ năng mềm còn quan trọng hơn khía cạnh lý thuyết của đồng tiền. Thông qua một tập hợp những thử nghiệm và sai lầm của nhiều năm chúng ta đã học được cách trở thành những nông dân giỏi giang hơn, những thợ sửa ống nước nhiều kỹ năng hơn, và những nhà hóa học tiên tiến hơn. Nhưng liệu việc thử nghiệm và sai lầm có dạy chúng ta trở nên giỏi hơn trong cách quản lý tài chính cá nhân của chính mình không?

Nhiều tiền không liên quan nhiều đến việc bạn thông minh như thế nào mà lại liên quan lớn đến cách bạn hành xử. Và cách hành xử thì rất khó để uốn nắn, ngay cả đối với những người thực sự thông minh.

Một thiên tài không kiểm soát được cảm xúc của anh ta có thể dẫn tới một thảm họa tài chính. Điều ngược lại cũng đúng. Những người bình thường không có kiến thức về tài chính có thể trở nên giàu có nếu họ nắm trong tay những kỹ năng hành xử không liên quan đến những thước đo chính thống về trí thông minh.

Sự thành công trong tài chính không phải là một lĩnh vực khoa học khó nhằn. Nó là một kỹ năng mềm, nơi mà cách bạn hành xử quan trọng hơn điều mà bạn biết. Trong “Tâm lý học về tiền”, tác giả từng đoạt giải thưởng Morgan Housel chia sẻ 19 câu chuyện ngắn khám phá những cách kỳ lạ mà mọi người nghĩ về tiền bạc và dạy bạn cách hiểu rõ hơn về một trong những chủ đề quan trọng nhất của cuộc sống.

156-tam-ly-hoc-ve-tien-min
Ảnh: salabookz.com

Thông tin về tác giả Morgan Housel

Morgan Housel là đối tác của The Collaborative Fund và là người từng viết chuyên mục tại The Motley Fool và The Wall Street Journal. 

Ông là người hai lần đạt Giải thưởng Kinh doanh Xuất sắc nhất của Hiệp hội Nhà văn và Biên tập Kinh doanh Hoa Kỳ, người chiến thắng New York Times Sidney Award.

Morgan Housel-min
Ảnh: theproofwellness.com

Tổng hợp review sách Tâm lý học về tiền

Review từ bạn Vui Lên – Goodreads, 9/2021

“Đọc lại lần 02 để làm booktalk, phân tích sách với bà con.

Lần 02 này mình đã không còn nhiều ấn tượng mạnh như lần đầu. Lần trước nghe sách nói thấy mượt mà, lần này đọc kỹ thì thấy chất lượng dịch cũng vừa phải, hơi khó đọc một tẹo.

Đọc sách nên thấy nhiều vấn đề lập luận. Nhiều nhận bị lặp. Tuy vậy đây vẫn là một cuốn sách hay với nhiều bài học thú vị, mới mẻ, quan trọng về mối quan hệ của chúng ta với tiền.

Cuốn sách nên đọc nếu bạn nào muốn tìm hiểu về đầu tư tài chính dưới góc độ cá nhân.

Mình đọc sách… tò mò là chủ yếu. Vì hổng hiểu người ta viết tâm lý về tiền là viết cái gì, hoá ra là mối quan hệ với tiền. Cũng là một cách tiếp cận hay ho, thú vị.

Sách viết dễ hiểu, ai cũng có thể đọc được. Mình cũng học thêm được nhiều điều mới mới về tự do, về tiết kiệm, về vai trò của may mắn trong mỗi thành công, thất baị. Tác giả cũng có khiếu hài hước nên trải nghiệm đọc của mình cũng thú vị hơn. Mỗi chương đều làm tốt vai trò cung cấp thêm cho độc giả những góc nhìn hữu ích để có thêm sự hiểu biết và tự tin với những quyết định đầu tư.”

Review từ bạn Quang – Goodreads, 2/2022

“Một cuốn sách khó đọc hơn mình tưởng.

Cuốn sách có những câu chuyện minh hoạ để chứng minh người ta nghĩ và xài tiền chưa chắc dựa trên kinh nghiệm và kiến thức mà chỉ đơn thuần dựa trên tâm lý chung mà ai cũng có: lòng tham, kỳ vọng, hối tiếc. Những cảm xúc đó là những bàn tay vô hình kéo dẫn người ta tới một là đỉnh cao tiền tài, hai là hố sâu của nghèo đói. Ngoài ra, cuốn sách là một nguồn tư liệu, nguồn quan điểm khá đa dạng cho những ai nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu xài như sự thúc đẩy của lòng tham, FOMO, rủi ro, ảo tưởng…

Tâm lý là một chủ đề khó tiếp thu. Tiền là một chủ đề phức tạp. Combo hai cái này thì nó xoắn não đến cỡ nào, đòi hỏi người đọc không chỉ có kiến thức nền tảng sẵn về kinh tế và đầu tư mà thậm chí người đọc phải có cả trải nghiệm thực tế thì may ra hiểu cuốn này đang nói gì.

Một người thiếu cả hai cái thứ đó như mình đọc với tâm trí tò mò liệu có lượm nhặt được gì để có thể làm giàu, hoặc ít nhất là hiểu tại sao mãi chưa giàu. Đọc xong chỉ đọng lại được chưa tới 5% nội dung. Cái 5% đó chắc dừng ở chương nói về chủ nghĩa bi quan trong đầu tư. Cái đó áp dụng được trong tài chính và cả trong cuộc sống nên phần nào liên tưởng được.”

Review từ bạn Nguyễn Thái Khâm – Goodreads, 5/2021

“Một quyển sách ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, nhiều đoạn khá hài hước và rất hay.

Ban đầu cứ tưởng nói về “tâm lý” và “tiền” là các các chủ đề khô khan, nhưng tác giả bằng những đúc kết, trải nghiệm cá nhân đã chỉ cho người đọc thấy những nghịch lý, những “ẩn giấu” đằng sau các quy luật về tài chính, tiền tệ mà chả mấy ai “thổ lộ” cho chúng ta nghe. Chúng ta đa phần bị dẫn dắt bởi truyền thông, bởi những hình ảnh hào nhoáng bên ngoài và sự tự tin giả tạo…” 

Review từ bạn Thuy Duyen – Goodreads, 10/2021

Tâm lý học về tiền” mình biết được là do nghe podcast của Kiên Trần, anh ấy cũng đã tóm tắt sơ qua về hai chương đầu của cuốn sách. Lúc đó mình không nghĩ nó sẽ được 1980Books thầu nhanh đến vậy. Mình vẫn còn bỡ ngỡ khi thấy tác giả đề cập về đại dịch Covid 19, vì nó mới quá, bình thường sách mình đọc chưa update được tới ngày con Coronavirus hoành hành.

Phần đầu của cuốn sách khá dễ đọc đối với người không theo chuyên sâu về tài chính nhưng càng về cuối càng khó vì nó liên quan đến kiến thức chuyên ngành. Anyway, càng khó thì mình càng đâm đầu vào, vì phàm những cuốn càng khó đọc thì sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức nhất. Cuốn này tác giả sẽ đưa ra những case study của rất nhiều người trong ngành tài chính để minh họa. Và từ đó tác giả rút ra bài học cũng như phân tích những lỗi tài chính mà chúng ta hay gặp phải.

Trước kia tôi có nói chuyện với bạn tôi làm ngân hàng rằng: “Sao tôi thấy nay nhiều người giàu quá, họ đến chở con đi học toàn ô tô thôi?”. Cơ mà bạn tôi lại tạt cho tôi một gáo nước lạnh: “Cũng chưa chắc đâu ấy ơi, còn phải xem lịch sử nợ của người ấy nữa”. Vậy nên của cải và giàu có là thứ chúng ta không thể nhìn thấy được.

Hôm bữa chị đồng nghiệp của tôi bảo: Có cuốn sách nào dạy làm giàu nhanh không em? Giờ chị chỉ cần giàu nhanh thôi. Thế nhưng easy come easy go, cái nào dễ đến thì cũng dễ đi. Cái gọi là làm giàu nhanh thì cũng chỉ là do may mắn thôi. Sự may mắn đó khiến họ nghĩ mình bất khả chiến bại và tự mãn. Mình cũng hay được mẹ kể cho vài người ban ngày bán quán, ban đêm đánh bạc. Họ càng dễ dàng kiếm được tiền thì họ sẽ càng đam mê những trò may rủi và nướng hết tất cả số tiền mình có để thỏa mãn máu đỏ đen. Từ đó ta thấy rằng kiếm tiền và giữ tiền là hai kỹ năng khác biệt nhau.

Và còn nhiều thứ hay ho khác nữa mà mình không tiện review chi tiết. Nếu bạn quan tâm thì nên tìm đọc.’’

Review từ bạn Nguyễn Quốc Nam – Goodreads, 5/2021

Tâm lý học về tiền chỉ cho chúng ta cách hành xử cần thiết với tiền để có 1 cuộc sống thịnh vượng.

Mỗi người 1 quan điểm, 1 hoàn cảnh xuất phát và 1 góc nhìn nên không có ai điên rồ cả

May mắn và rủi ro là 2 người bạn đồng hành và cái gì mà rủi ro thì có cơ hội cao, cái gì ít rủi ro thì cơ hội thấp hơn, bên cạnh đó là may mắn, nó chỉ đóng 1 yếu tố nhỏ trong sự thành công của bạn.

Sự biết đủ của mỗi người là một khác nhau, con người ta sau khi đạt được một ngưỡng nhất định thì sẽ có xu hướng muốn đạt đến đỉnh cao hơn và vòng tròn đó luôn lặp đi lặp lại. Cần biết điểm dừng của mỗi người và là như nào là đủ để cuộc sống hạnh phúc và thoải mái hơn.

Thời gian là câu trả lời hay nhất cho mọi bài toán tiết kiệm và đầu tư. Quá trình tích lũy của mỗi người là diễn ra hằng ngày, cả về tiền bạc và kiến thực nên chúng ta cần duy trì quá trình đó để một lúc nào đó sự tích lũy sẽ tạo ra sự khác biệt và chấn động tất cả.

Làm giàu là một việc khó nhưng duy trì sự giàu có đó là một việc không dễ dàng gì, vì rất nhiều tỷ phú trên thế giới đã làm giàu rất nhanh nhưng cũng suy sụp một cách chóng vánh, vì họ không biết được cách duy trì sự giàu có đó.

Khi sử dụng tiền bạc hay đầu tư, bạn có thể thua nhiều lần hơn thắng nhưng nếu thắng những lần lớn với tỷ suất cao thì bạn vẫn là người thắng cuộc.

Cái con người ta cần hướng đến không phải là tiền bạc hay nhiều của cải mà là sự tự do về thời gian, tự do về tâm hồn và con người của mỗi người. Để chúng ta sống ko phải bó hẹp hay phụ thuộc vào bất cứ điều gì.

Những người đàn ông trong ô tô tưởng là giàu nhưng thực tế ra thì chắc được điều đó vì có thể họ còn phải đối mặt với rất nhiều khoản nợ để thỏa mãn thói khoe khoang và sống xa hoa của họ.

Cho dù bạn kiếm tiền bao nhiêu nhưng việc cần thiết để duy trì sự giàu có đó là sự tiết kiệm, tiết kiệm ko cần lý do và có 1 lúc nào đó chúng ta sẽ phải cần tới khoản tiết kiệm đó và tiết kiệm để tích lũy được nhiều hơn.

Đôi khi vài câu chuyện xảy ra là logic, có lý nhưng sự hợp lý của mỗi người mới là sự cần thiết. Với lãi suất ngân hàng thấp thì lời khuyên được đưa ra là hãy vay ngân hàng để mua nhà và dùng tiền còn dư thừa để đầu tư các khoản lợi nhuận khác, tuy nhiên 2 vk ck tác giả quyết định là mua nhà và ko đi vay. Đó là sự hợp lý và đúng của 2 người. Chỉ cần có thể

Mỗi 1 việc hay hoàn cảnh xảy ra thì đều có những sai lầm mà ko thể nào dự báo trước được nên cần chuẩn bị cho những kế hoạch mà kế hoạch ban đầu ko xảy ra như kế hoạch

Qua thời gian thì mỗi người 1 khác, quan điểm sống, cách sống, cách nhìn nhận vấn đề và khao khát khác nhau nên chúng ta cần thích nghi với thời gian và có những mục tiêu mới trong cuộc sống theo thời gian

Cái gì cũng có giá của nó, cái giá của sự giàu sang là phải cày sâu cuốc bẫm, cần cù chăm chỉ, tư duy sáng tạo trong một thời gian dài. Cái giá của sự lười biếng và nghèo khó và tù túng. Mọi công việc đều dễ dàng khi bạn không phải là người thực hiện nó. Cho nên là bắt tay vào việc đi chứ đừng ngồi đó mà nói nữa

Xuyên suốt sách là bài học về cách hành xử với đồng tiền để chúng ta có cách tiệm cận đúng hơn và đạt được những điều ta muốn với tiền.”

Review từ bạn Việt Trung Nguyễn – Goodreads, 9/2021

“Một cuốn sách xuất sắc!

Bạn là một người theo đuổi kinh tế, hoặc là người tìm hiểu kinh tế vì sở thích hay dù bạn không phải là người đam mê kinh tế thì cuốn sách này của Morgan Housel cũng là một địa chỉ phù hợp để bạn có thể thưởng thức cho mình một bữa tiệc 19 món này.

The Psychology of Money thoạt tiên sẽ là cái tên có thể ngáng đường bạn nếu như kinh tế hay tài chính không phải là một trong những điều bạn để tâm, nhưng tin tôi đi, nếu như bạn không dành hàng giờ liên tục cuốn theo từng chương trong cuốn sách này thì giá nào tôi cũng chịu.

Tác giả đã khai thác chủ đề chính của cuốn sách một cách hoàn hảo bằng cách chia nội dung ra làm 19 mẩu thông điệp ngắn tưởng chừng như rời rạc nhưng lại có sự liên kết rất logic và hợp lý với nhau và bao hàm trong đó nó vừa cung cấp một cách sâu sắc cho ta những bài học tâm lý về cuộc sống mà không quên liên hệ một cách mật thiết chúng với vấn đề về tài chính. 19 chương nghe tuy có vẻ nhiều nhưng lại truyền tải tới người đọc một cách rất xúc tích và dễ hiểu về những bài học tâm lý rất nền tảng nhưng phần đông chúng ta không hề nhận ra được tầm quan trọng của chúng. Nếu nói dưới góc độ đây là một cuốn sách về tâm lý học, Morgan Housel đã thành công, còn nếu nói về khía cạnh về mặt thao giảng về tài chính thì điều ông đạt được còn trên cả tuyệt vời, bởi vì để rút ra được những bài học một cách sâu sắc như vậy không phải là điều dễ dàng mà hơn thế nữa ông đã tìm được sợi dây liên kết giữa hai mảng có thể nói là quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của một con người.

Mỗi chương là một bài học được gắn với một (vài) case study cụ thể, giúp ta hình dung được rõ hơn thông điệp nhưng lại không hề khó hiểu dưới góc độ học thuật. Bất kì ai đang loay hoay trên con đường tìm kiếm một phương pháp để quản lý tài chính cá nhân, hoặc đơn giản là đang cảm thấy đang thiếu những phương pháp để quản lý những biến động tâm lý trong cuộc sống thường nhật cũng đều có thể tìm đến tựa sách này.

Với cá nhân mình, chương 14 để lại một ấn tượng rất mạnh. Với đề tựa “You’ll change”, từng dòng trong chương này đã giúp mình làm sáng rõ thế giới quan không chỉ về mặt nhận thức tâm lý, mà hơn hết ứng dụng của những lời khuyên trong chương này về mặt tài chính tuy đơn giản nhưng lại thực sự có hiệu quả, giúp khai mở được rất nhiều rào cản từ trước đến nay của mình.

Câu quote tâm đắc trong cuốn này

“Chúng ta đều có cái nhìn không hoàn chỉnh về thế giới, và chính chúng ta tự tạo ra những câu chuyện hoàn chỉnh để lấp đầy chỗ trống đó”.”

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Tâm lý học về tiền.

>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa hoặc Kim Đồng

Tổng hợp bởi Đậuu

Bạn có thể gửi bài review, cảm nhận sách về email: [email protected] để được đăng lên Facebook & Website. Bài gửi gồm nội dung review, 1 vài ảnh sách do bạn chụp, và thông tin STK để nhận phí kèm giới thiệu thông tin về bạn nha.

Tủ sách sẽ gửi một khoản phí nhỏ cảm ơn cho các bài viết được đăng lên Web/FB