Review sách Khi hơi thở hóa thinh không

Khi hơi thở hóa thinh không (Paul Kalanithi)

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

Kalanithi rất yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh đã được thuật lại theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc. Độc giả cũng được hiểu thêm về triết lý sống, triết lý nghề y của Kalanithi, thông qua ký ức về những ngày anh còn là sinh viên, rồi thực tập, cho đến khi chính thức hành nghề phẫu thuật thần kinh. “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống.” – Kalanithi luôn biết cách đưa vào câu chuyện những suy nghĩ sâu sắc và đầy sự đồng cảm như thế.

Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, những thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.

1 - Khi hoi tho hoa thinh khong-min
Ảnh: Sachhaynendoc.net

Thông tin về tác giả Paul Kalanithi

Paul Kalanithi, M.D., là một nhà giải phẫu thần kinh và nhà văn. Paul lớn lên ở Kingman, Arizona, trước khi theo học Đại học Stanford, anh tốt nghiệp năm 2000 với bằng B.A. và M.A. trong Văn học Anh và một B.A. trong Sinh học con người. Ông đã lấy bằng Thạc sĩ Lịch sử và Triết học Khoa học và Y học tại Đại học Cambridge trước khi theo học trường y. Năm 2007, Paul tốt nghiệp loại xuất sắc tại Trường Y Yale, giành được Giải thưởng Lewis H. Nahum cho nghiên cứu xuất sắc và là thành viên của tổ chức tôn vinh y tế Alpha Omega Alpha. Anh trở lại Stanford để được đào tạo nội trú về Phẫu thuật Thần kinh và nhận học bổng sau tiến sĩ về khoa học thần kinh, trong đó anh là tác giả của hơn 20 ấn phẩm khoa học và nhận được giải thưởng cao nhất của Học viện Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ cho nghiên cứu.

Những phản ánh của Paul về quá trình học tiến sĩ và bệnh tật – anh ấy được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn IV vào năm 2013, mặc dù anh ấy chưa bao giờ hút thuốc – đã được đăng trên The New York Times, The Washington Post và The Paris Review Daily, ngoài các cuộc phỏng vấn trong môi trường học thuật và phương tiện truyền thông các cửa hàng như MSNBC. Paul đã hoàn thành nội trú phẫu thuật thần kinh vào năm 2014. Paul qua đời vào tháng 3 năm 2015, khi đang thực hiện tác phẩm When Breath Becomes Air, một phản ánh khó quên, khẳng định cuộc đời về thách thức đối mặt với tử vong và về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, từ một nhà văn tài năng đã trở thành cả hai .. Anh ta còn sống sót bởi vợ Lucy và con gái Cady của họ.

Gia đình của Paul Kalanithi

2 - Paul Kalanithi-min
Ảnh: Npr.org

Tổng hợp review sách Khi hơi thở hóa thinh không

Review từ bạn Huong Pham – Goodreads, 2/2019

“Có thể các bạn không tin nhưng có hàng triệu người ngay phút này đây không mơ ước gì hơn là được tiếp tục sống. Người ta nói rằng để biết cuộc đời đáng giá bao nhiêu, bạn hãy đến thăm những người bị nhiễm bệnh nan y không thể chữa khỏi. Hãy nhìn cách họ đấu tranh với bệnh tật để dành lại sự sống của mình. Hãy cảm nhận niềm tin mà họ với những người thân xung quanh đang cố gắng gìn giữ. (Trích dẫn chương trình “Cảm xúc cuộc sống” chủ đề “Giá trị cuộc sống” năm 2005).

Khi có ý định viết review cuốn sách này, mình đã nghĩ đến những lời này trong chương trình Cảm xúc cuộc sống mà mình từng nghe. Dù cuốn sách này không thực sự về quá trình đấu tranh giành sự sống của Paul khi mắc bệnh mà dường như là một cuộc đua của anh với thời gian để đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Và câu hỏi lớn với anh như một bác sĩ luôn là lựa chọn cuộc sống thế nào là đáng sống với bệnh nhân khi đưa ra quyết định điều trị. Anh đối mặt với câu hỏi này khi chính mình trở thành bệnh nhân.

“Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không” là cuốn tự truyện được viết bởi nhà phẫu thuật thần kinh Paul Kalanithi (1977-2015) trong thời gian cuối cùng cuộc đời mình khi anh chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi di căn giai đoạn IV. Paul luôn trăn trở với câu hỏi: “Điều gì khiến cuộc đời con người có ý nghĩa.” Anh quyết định học văn học và triết học để hiểu được điều gì khiến cuộc sống có ý nghĩa và học khoa học thần kinh để hiểu được cách não bộ có thể tạo ra một cơ thể sống có khả năng tìm kiếm ý nghĩa trên thế giới này. Cuối cùng anh đã quyết định trở thành bác sỹ phẫu thuật thần kinh. Những nỗ lực không ngừng đã giúp anh đạt được đến được đỉnh cao trong sự nghiệp. Khi chính thức bước vào chương trình bác sĩ nội trú, anh đã cho thấy một đạo đức nghề nghiệp đáng trân trọng.

Trường Y đã làm sâu sắc hơn những hiểu biết của anh về mối quan hệ giữa ý nghĩa, cuộc đời và cái chết. Khi trở thành bác sĩ nội trú, chính thức vận dụng những lý thuyết của mình lên sinh mạng con người, Paul đã dần nhận ra trách nhiệm lớn lao của mình về mặt đạo đức. Ạm cho rằng lý tưởng cao nhất của mình không phải cứu lấy mạng sống – ai rồi cũng sẽ phải chết – mà là dẫn dắt để người thân và gia đình họ có sự thấu hiểu về cái chết hoặc bệnh tật. Bác sĩ làm việc trong những lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm cao gặp gỡ bệnh nhân tại các khoảnh khắc cong vênh, những khoảnh khắc chân thật nhất, nơi sự sống và nhân diện bị đe dọa; nhiệm vụ của họ bao gồm việc hiểu được điều gì khiến cuộc đời của một bệnh nhân nào đó đáng sống, và có kế hoạch cứu giữ những điều đó nếu có thể- hoặc nếu không thể thì chấp nhận một cái chết bình an. Quyền lực đó đòi hỏi một trách nhiệm sâu sắc, đi kèm với tội lỗi và sự cáo buộc lẫn nhau.

Khi biết mình mắc bệnh ung thư, anh phải cố hiểu được điều gì khiến cuộc đời mình đáng sống và điều gì là quan trọng nhất với anh lúc này. Anh đã có thể hiểu được việc bị bệnh là như thế nào khi chính mình trải qua như một bệnh nhân mà không phải chỉ một chút ý thức giả thuyết như vai trò một bác sĩ. Khi bệnh dần có tiến triển tốt nhờ vào điều trị thuốc Tarceva, đứng giữa những lựa chọn về việc muốn trở thành ai trong thời gian tới, anh đã quyết định quay trở lại với phòng phẫu thuật. Lựa chọn này đưa ra bởi anh coi đó là công việc thiêng liêng. Anh coi việc mắc bệnh như một món quà cho mình khi luôn mong thấu hiểu cái chết. Thời điểm mà anh muốn ở bên cạnh những bệnh nhân của mình để khám phá ra những khó khăn mà họ phải đối mặt. Nhưng rồi trong quá trình quay trở lại với công việc, anh cũng đã có lúc thừa nhận về việc lấy cớ căn bệnh của mình để không làm tròn vai trò bác sĩ. Anh dường như vẫn đang quẩn trong cuộc tìm kiếm câu trả lời về ý nghĩa cuộc sống của mình cho đến cuối đời.

(Mình đã băn khoăn về việc viết review bởi thực sự mình như bị chới với khi đọc cuốn sách này. Những câu chuyện trong ngành y, những suy nghĩ và cách nhìn nhận của các bác sĩ. Như câu chuyện về việc một giáo sư đã nghĩ rằng có lẽ là tốt hơn nếu những người bệnh tổn thương nặng nề về não chết đi. Hay những áp lực của bác sĩ khi đối mặt với sinh mạng con người. Đặc biệt là suốt cả cuốn sách là sự loay hoay của tác giả trong cuộc kiếm tìm câu trả lời cho điều gì khiến cuộc sống con người có ý nghĩa.)”

Review từ bạn Trần Huế – Goodreads, 2/2018

“Đôi khi cái chết không đáng sợ như người ta vẫn nghĩ.Chỉ cần ta dám đối diện, dám chấp nhận,dũng cảm chia sẻ buồn vui,đủ bao dung thì tình yêu thương sẽ tự động làm phần việc nó phải làm.Quan trọng là ta phải dám mở lòng,mở lòng để đối diện,mở lòng để yêu thương, mở lòng để thức tỉnh…”

Review từ bạn Thao Le – Goodreads, 4/2019

“Một cuốn sách được mình chọn đọc sau khi bản thân chứng kiến rất nhiều người bị ung thư từ Việt Nam sang Singapore điều trị, cũng như trực tiếp trò chuyện cùng họ. Vậy mới nói, đời vô thường, mình khoẻ mạnh thế này cũng có thể mang trong mình bệnh nan y sống đếm từng ngày. Quan trọng là cái cách mình nhìn nhận, buồn thì buồn nhưng cũng đến lúc chấp nhận và chiến đấu với bệnh tật. Vị bác sĩ trong câu chuyện nhiều năm liền làm phẫu thuật cứu người nhưng không tin có ngày người cần chữa bệnh lại là mình. Anh đã chấp nhận, chiến đấu và hơn hết những ngày cuối đời anh nhận ra được điều gì là quan trọng nhất với anh. Mình thấy thực sự cảm động bởi tình yêu và niềm tin của vợ vị bác sĩ, luôn đồng hành với anh cho đến khi anh trút hơi thở cuối cùng.
Sách nhiều đoạn có nhiều từ chuyên ngành nên nếu bạn nào học y sẽ cảm thấy thú vị hơn là đứa ngoại đạo như mình.
Tóm lại nếu được hãy nghiền ngẫm cuốn sách để làm đơn giản cuộc sống này, dành thời gian cho những gì mình nghĩ là quan trọng nhất!”

3 - review khi hoi tho hoa thinh khong-min
Ảnh: Hoanghaistore.com

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Khi hơi thở hóa thinh không.

>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa hoặc Kim Đồng

 

Tổng hợp bởi Trà My

Bạn có thể gửi bài review, cảm nhận sách về email: [email protected] để được đăng lên Facebook & Website. Bài gửi gồm nội dung review, 1 vài ảnh sách do bạn chụp, và thông tin STK để nhận phí kèm giới thiệu thông tin về bạn nha.

Tủ sách sẽ gửi một khoản phí nhỏ cảm ơn cho các bài viết được đăng lên Web/FB