Review sách Động lực chèo lái hành vi

Hãy quên đi những thứ mà bạn cho rằng mình hoàn toàn thấu hiểu về cách thức tạo động lực thúc đẩy con người trong công việc, học tập hay tại chính gia đình. Chúng ta đều sai hết cả. Trong cuốn sách Động lực chèo lái hành vi, Daniel H. Pink đã trình bày những sự thật gây choáng váng.

Dựa trên những nghiên cứu về động lực thúc đẩy con người được thực hiện trong bốn thập kỷ qua, Pink đã chỉ ra những khác biệt giữa lý thuyết với thực tế – cũng như tác động của chúng ta tới cuộc sống của chúng ta. Ông đã chứng minh rằng, mặc dù đã làm mưa làm gió suốt thế kỷ XX, phương pháp cũ rích Củ cà rốt và cây gậy không còn phù hợp để thúc đẩy mọi người vượt qua những thử thách trong thời đại ngày nay.

141-dong-luc-cheo-lai-hanh-vi-min
Ảnh: giaibaisgk.com

Thông tin về tác giả Daniel H. Pink

Daniel H. Pink là tác giả của sáu cuốn sách – trong đó có cuốn sách mới nhất của ông, When: The Scientific Secrets of Perfect Timeing.

WHEN đã dành 4 tháng trong danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York và được Amazon và iBooks vinh danh là Sách hay nhất năm 2018.

Những cuốn sách khác của Dan bao gồm cuốn sách bán chạy nhất trên New York Times A Whole New Mind và cuốn sách bán chạy số 1 trên New York Times Drive and To Sell is Human. Sách của ông đã giành được nhiều giải thưởng và được dịch ra 39 thứ tiếng.

Ông và vợ, sống ở Washington, DC, có ba người con – một sinh viên năm cuối đại học, một sinh viên năm hai đại học và một sinh viên năm hai trung học. 

Daniel H. Pink-min

Tổng hợp review sách Động lực chèo lái hành vi

Review từ bạn Nguyên ngộ ngộ – Goodreads, 9/2013

“Cuốn sách này viết về gì?

Một cuộc cách mạng về cách cổ vũ động viên người khác trải qua 3 giai đoạn

– Hệ 1.0 – động lực sinh học: thỏa mãn được mấy nhu cầu cơ bản nhất của con người: ăn, uống, ngủ nghỉ, tình dục, lương thưởng…

– Hệ 2.0 – động lực ngoại vi: động lực kiểu “cây gậy và củ cà rốt”, tốt thì thưởng, sai thì phạt

– Hệ 3.0 – động lực nội tại: xuất phát từ 3 gốc rễ: quyền tự trị, sự làm chủ, và mục đích ý nghĩa.

Cuốn sách xoay quanh những nhược điểm trong hệ 2.0 – điều gì khiến “cây gậy và củ cà rốt” lỗi thời trong thời đại NÃO PHẢI ngày nay và được nâng cấp bằng hệ 3.0. Bên cạnh đó, sách vạch rõ 9 chiến thuật áp dụng cụ thể hệ 3.0

Tại sao nên đọc cuốn sách này?

Mình đọc cuốn này bởi vì muốn làm một nhóm đọc sách, lục lọi moi móc ra cách để tạo, giữ và push nhóm.

Những nhận thức mới:

Lâu nay mình đang chạy hệ điều hành 2.0, làm giỏi thì tao thưởng, làm ngu thì tao quất đít. Nên có nhiều mối quan hệ bằng mặt không bằng lòng và dần dần tan mất.

Kích người khác làm, lấy những động lực bên ngoài không lâu dài và bền vững được. Họ phải tự có động lực nội tại bằng cách trao cho họ 3 quyền: tự trị, làm chủ, mục đích ý nghĩa.

Trước khi đọc sách, mình dự định tạo một nhóm bạn để cùng tiến, nên trong đầu mình sợ các bạn sẽ không còn hứng thú, động lực đi với nhau lâu dài, mình cứ hỏi xoay quần trong đầu cái câu này: LÀM SAO ĐỂ ĐỘNG VIÊN NGƯỜI KHÁC?

Sau khi đọc xong, mình á đù một phát và nhận ra…mình sai ngay từ câu hỏi.

Dành công sức khích lệ người khác là mất thời gian vô ích. Nếu tìm đúng người, họ sẽ tự biết cách tạo động lực cho mình, khi đó câu hỏi sẽ là “chúng ta sẽ quản lý sao để họ KHÔNG mất đi động lực của họ”

Mình nghĩ 1 chút rồi… à há! Bản thân dưới góc nhìn của hệ động lực 3.0, thì mỗi người đã có một ĐỘNG LỰC NỘI TẠI rồi, họ ắt sẽ bộc lộ chứ không nhất thiết phải “nếu thế này… thì mày được cái này”

Một cuốn sách hay là cuốn mang tới những nhận thức mới, để dẫn đến những hành động mới rồi tạo ra kết quả mới.”

Review từ bạn Tran Hiep – Goodreads, 7/2020

“Một cuốn sách thực hành đáng đọc.

1. Tác giả phân tích những mặt hạn chế của động lực 2.0 (thưởng – phạt)

2. Đưa ra những chứng cứ cho thấy động lực 3.0 (động lực nội tại) mới giúp con người làm việc, học tập và sống với những mục tiêu lớn lao, lâu dài hơn.

3. Cách áp dụng động lực 2.0 một cách thông minh hơn để tránh bào mòn sự cầu tiến.

4. Gợi ý những phương pháp để thúc đẩy động lực 3.0 trong giáo dục, điều hành nhóm, rèn luyện thể thao…”

Review từ bạn Ngan Tran  – Goodreads, 5/2018

“Thêm một cuốn sách nữa về “hành vi” khiến mình mê đắm.

Thật ra phần dịch của sách chưa tốt, nhiều đoạn đọc khá khó hiểu nhưng nhờ giới thiệu của anh Trần Xuân Hải nên mình đã cố gắng chinh phục vì đây là chủ đề mình khá hứng thú.

Không phụ lòng người.

Sách quá đỉnh.

Đỉnh nhất là phần:

– Đọc xong nội dung tác giả cung cấp công cụ để người đọc thực hành ngay

– Giới thiệu những nguồn dữ liệu mà người đọc có thể tìm hiểu thêm

– Tóm tắt sách giúp người đọc.

Cảm ơn Mr. Pink rất nhiều!” 

Review từ bạn Chanh Nguyen – Goodreads, 5/2018

Cuộc cách mạng về cách cổ vũ và động viên:

– Hệ 1.0: Động lực sinh học ăn, ngủ, giao cấu sinh sản và duy trì nòi giống

– Hệ 2.0: Động lực ngoại lai thưởng, phạt (cây gậy, củ cà rốt)

– Hệ 3.0: Động lực nội tại xuất phát từ quyền tự trị, làm chủ và mục đích ý nghĩa.

“Khi còn nhỏ, chúng ta bị thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi, khám phá, giúp đỡ người khác từ bên trong. Nhưng khi lớn, ta bị chính xã hội của mình lập trình để cần các động lực ngoại lai: nếu muốn ta đổ rác, học hành chăm chỉ, và làm việc không mệt mỏi, ta cần phải được khen ngợi, điểm cao hay lương nhiều. Dần dần, ta mất ngày càng nhiều động lực nội tại của mình. Trên con đường trở thành người lớn, lòng hiếu kì của ta ngày càng giảm dần.”

Sau khi đọc xong quyển này thì mình nhận ra 2 điều:

1. Trong tuyển dụng personality quan trọng hơn skills cực kỳ nhiều (nếu xét về mặt lâu dài và đầu tư con người). Vì tìm đúng người họ sẽ có đủ động lực để học hỏi, trau dồi và teamwork ngược lại thì sẽ rất khó, phá luôn cả 1 team đang ngon lành. “If you really want to do something, you’ll find a way. If you don’t, you’ll find an excuse”

2. Trong tình yêu nó cũng i xì như ở trên.’’

Review từ bạn Tuyen Nguyen – Goodreads, 9/2016

Tóm tắt ý chính

Con người bị các loại động lực sau chi phối

– Động lực 1.0: là các cảm giác đói, khát và nhu cầu tình dục. Đây đơn thuần là nhu cầu bản năng, nhằm duy trì sự tồn tại của loài người

– Động lực 2.0: là các điều kiện thưởng – phạt ngoại vi. Tóm lược lại ở nguyên tắc Cây gậy và củ cà rốt

– Động lực 3.0: là loại động lực mới, xuất phát từ nội tại bản thân muốn chứng tỏ bản thân của con người. Loại động lực này xu hướng xuất hiện ở những công việc mang tính sáng tạo, ít quán tính.

Hệ thống quản lý hiện nay của hầu hết các công ty trên thế giới đang hoạt động dựa trên động lực 2.0. Cách thức này tuy thu được kết quả tức thời, nhưng cũng đồng thời triệt tiêu động cơ nội tại của nhân viên. Thay vì cố gắng làm việc để sáng tạo ra các giá trị mới, người ta lại cố gắng làm việc chỉ vì phần thưởng. Trường học cũng vậy. Học sinh chỉ chăm chăm học vì điểm số, chứ không vì động cơ bên trong là tìm hiểu và khám phá kiến thức mới.

Tác giả mong muốn trao quyền nhiều hơn cho nhân viên, để phát huy tối đa tính sáng tạo và tự chủ của họ. Hãy để nhân viên tự thể hiện, điều này sẽ tốt hơn cho kết quả kinh doanh so với khi sử dụng các cơ chế quản lý lỗi thời.

Nhận xét: Sách có ý tưởng hay, tuy nhiên hơi dài dòng. Đọc xong sách thì câu hỏi lớn nhất của mình là: khi nào thì áp dụng mô hình 2.0, khi nào dùng 3.0 thì hợp lý?”

Review từ bạn Bão Tố – Goodreads, 6/2019

“Nỗ lực là một trong những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nỗ lực là khi bạn quan tâm tới điều gì và rằng điều đó quan trọng đối với bạn nên bạn sẵn sàng làm việc vì nó. Sự tồn tại của con người sẽ thật vô nghĩa nếu ta không đều cao điều gì và quyết tâm làm việc hướng tới điều đó.”

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Động lực chèo lái hành vi. 

>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa hoặc Kim Đồng

Tổng hợp bởi Đậuu

Bạn có thể gửi bài review, cảm nhận sách về email: [email protected] để được đăng lên Facebook & Website. Bài gửi gồm nội dung review, 1 vài ảnh sách do bạn chụp, và thông tin STK để nhận phí kèm giới thiệu thông tin về bạn nha.

Tủ sách sẽ gửi một khoản phí nhỏ cảm ơn cho các bài viết được đăng lên Web/FB