Review sách 1984

1984 (George Orwell)

Năm 1984 đã đến và đã qua đi, nhưng tầm nhìn ban đêm đầy tiên tri của George Orwell vào năm 1949 về thế giới mà chúng ta đang trở thành còn kịp thời hơn bao giờ hết. 1984 vẫn là tác phẩm kinh điển hiện đại vĩ đại của “tiêu cực không tưởng” — Một cuốn tiểu thuyết nguyên bản gây sửng sốt và đầy ám ảnh, tạo ra một thế giới tưởng tượng hoàn toàn thuyết phục, từ câu đầu tiên đến bốn chữ cuối cùng. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của cuốn tiểu thuyết đối với trí tưởng tượng của cả thế hệ, hay sức mạnh của những lời khuyên nhủ của nó – một sức mạnh dường như lớn lên chứ không hề suy giảm theo thời gian.

1 - 1984-min
Ảnh: Givingtreebooks.com

Thông tin về tác giả George Orwell

Eric Arthur Blair, được biết đến nhiều hơn với bút danh George Orwell, là một tác giả và nhà báo người Anh. Tác phẩm của ông được đánh dấu bởi trí thông minh sắc sảo và sự hóm hỉnh, nhận thức sâu sắc về bất công xã hội, phản đối chủ nghĩa độc tài toàn trị, niềm đam mê ngôn ngữ rõ ràng và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Ngoài sự nghiệp văn học của mình, Orwell từng là cảnh sát của Cảnh sát Đế quốc Ấn Độ ở Miến Điện từ năm 1922-1927 và chiến đấu với phe Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha từ năm 1936-1937. Orwell bị thương nặng khi bị bắn xuyên cổ họng. Sau đó, tổ chức mà ông đã tham gia khi tham gia vào chính quyền Cộng hòa, Đảng Công nhân Thống nhất Chủ nghĩa Mác (POUM), được những người Cộng sản thân Liên Xô vẽ ra như một tổ chức Trotskyist (Trotsky là kẻ thù của Joseph Stalin) và đã tan rã. Orwell và vợ ông bị buộc tội “chủ nghĩa Trotsky điên cuồng” và bị xét xử vắng mặt ở Barcelona, ​​cùng với các lãnh đạo khác của POUM, vào năm 1938. Tuy nhiên, sau đó họ đã trốn khỏi Tây Ban Nha và trở về Anh.

Giữa năm 1941 và 1943, Orwell làm công việc tuyên truyền cho đài BBC. Năm 1943, ông trở thành biên tập viên văn học của Tribune, một tạp chí cánh tả hàng tuần. Ông là một nhà báo luận chiến, người viết bài, nhà phê bình văn học, nhà phê bình, nhà thơ và nhà văn tiểu thuyết, và có lẽ được coi là biên niên sử văn hóa Anh xuất sắc nhất thế kỷ XX.

Orwell được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết loạn luân Mười chín tám mươi tư (xuất bản năm 1949) và tiểu thuyết châm biếm Nông trại động vật (1945) – họ đã cùng nhau bán được nhiều bản hơn bất kỳ hai cuốn sách nào của bất kỳ tác giả thế kỷ 20 nào khác. Cuốn sách Homage to Catalonia năm 1938 của ông, kể lại những kinh nghiệm của ông khi là tình nguyện viên của phe Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha, cùng với nhiều bài luận về chính trị, văn học, ngôn ngữ và văn hóa, đã được hoan nghênh rộng rãi.

Ảnh hưởng của Orwell đối với văn hóa đương đại, phổ biến và chính trị, vẫn tiếp tục nhiều thập kỷ sau khi ông qua đời. Một số thuật ngữ thần học của ông, cùng với thuật ngữ “Orwellian” – hiện là một từ ngữ chỉ bất kỳ hiện tượng xã hội áp bức hoặc thao túng nào đối lập với một xã hội tự do – đã đi vào ngôn ngữ bản địa.

2 - George Orwell-min
Ảnh: Englisheclasses.com

Tổng hợp review sách 1984

Review từ bạn Lê Phúc – Goodreads, 3/2016

“Tôi nghĩ 1 trong những thiên hướng của George Orwell là tiên tri. Ông có vẻ đặc biệt thích phỏng đoán các khả năng có thể xảy ra đối với các hình thái chính trị trong hiện tại. Trong tác phẩm Homage to Catalonia, 1 quyển sách xuất sắc, ông đã vài lần dự báo về những dự kiện có khả năng diễn ra. Những nhận định của ông không phải đúng 100%, bởi lẽ dù có óc phân tích đến đâu thì cũng không thể nắm bắt hết những nhân tố có thể xảy ra dẫn đến sự thay đổi kết quả cuối cùng.

1984 miêu tả về 1 chế độ toàn trị tuyệt đối theo hướng tiêu cực (negative totalitarian), nơi mà chính quyền có những chiêu thức tinh vi để quản lý dân chúng, cả vật chất, tinh thần, không gian và thời gian. Có thể dễ dàng liên kết những dự đoán của tác giả đối với những cách thức mà những nhà nước có tính toàn trị (dù chỉ mang tính tương đối) đã và đang áp dụng trên quốc gia của họ sau sự ra đời của quyển sách. 1 học thuyết chỉ có thể xác nhận được tính đúng đắn khi có thể tiên đoán được sự diễn ra của những sự kiện trong tương lai. Tôi nghĩ đó là lý do George Orwell có thể được gọi là 1 trong những nhà tiên tri có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. 1 tác phẩm đột phá.”

Review từ bạn Hà Nguyệt Linh – Goodreads, 1/2017

“Mình phân vân giữa 3* và 4* cho 1984. Và cũng phân vân không biết đây là một cuốn tiểu thuyết hay một luận văn về quan điểm chính trị không nữa.

Xét về mặt tiểu thuyết, những kỹ thuật miêu tả nội tâm nhân vật hay cảnh vật, lời thoại lẫn nút thắt cao trào, tầng lớp bí mật đều không quá đặc sắc. Người đọc có thể đoán ra tình tiết cũng như kết thúc nếu như tinh ý một chút. 3* có lẽ sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, có lẽ tác giả vốn dĩ không quan trọng lắm những kỹ thuật trên, ông chỉ mượn tiểu thuyết để vẽ nên một thời đại tương lai, nơi Chủ nghĩa xã hội Anh quốc (Chuanh) được hoàn thiện về mọi mặt và phân tích vào bản chất của nó. Mình bị thuyết phục bởi cách tác giả dẫn dắt người đọc dần dần hiểu ra “làm thế nào” và “vì sao” của chủ nghĩa xã hội Anh quốc nhân danh bởi Đảng.

Để dễ hiểu, hãy tưởng tượng thời đại 1984 là một nước Anh có chế độ chính trị như VN, kinh tế xã hội thời bao cấp và công nghệ của thế kỉ 22. Đường lối của Đảng thể hiện qua 3 câu khẩu hiệu cần ghi nhớ:

NGU DỐT LÀ SỨC MẠNH

CHIẾN TRANH LÀ HÒA BÌNH

TỰ DO LÀ NÔ LỆ

Related image

1. Ngu dốt là sức mạnh
Kim tự tháp cấu trúc xã hội của Oceania: Đỉnh kim tự tháp là Anh Cả. Anh Cả là người lãnh đạo sáng suốt, đầy quyền năng, một dạng chúa trời tạo ra tất cả cho dân chúng, bí ẩn và bất tử. Là đại diện cho tập thể cầm quyền (Đảng), là điểm tụ hội tình yêu, sợ hãi và sùng bái của toàn thể dân tộc. Dưới Anh Cả là Đảng Nội Bộ được xem như bộ não của Chuanh, có đặc quyền đặc lợi nhất trong xã hội. Tiếp theo là chân tay của Chuanh, Đảng Ngoại Vi, sống kham khổ hơn, bị kiểm soát chặt chẽ đến từng cái nhíu mày. Nhưng vật chất vẫn còn tốt chán so với bọn cu li – tầng lớp dưới đáy kim tự tháp. Cu li chiếm 85% dân số Oceania, nghèo khổ nhưng được sống phóng túng nhất.

Để cấu trúc xã hội luôn vững vàng, quyền lực luôn nằm trong tay Đảng thì phải ngu dốt hóa cả đám cu li lẫn trong hàng ngũ Đảng. Bọn cu li sống trong bần cùng, chỉ nghĩ đến miếng ăn, lại được sống thả phanh không kìm kẹp nên chẳng màng đến lật đổ chính quyền. Vấn đề sống còn là Giáo dục Đảng viên. Vô tuyến và Cảnh sát tư tưởng ở khắp mọi nơi mọi lúc để trừ khử bất kì dấu hiệu manh nha phản động nào. Tất cả Đảng viên phải nhiệt huyết, không được có tình yêu, nhục dục, tín ngưỡng,… để những bản năng bị đè nén, chà đạp chuyển sang tình yêu sùng bái Anh Cả và lòng hận thù với bè lũ phản quốc, kẻ thù chiến tranh. Trẻ em vừa sinh ra sẽ được Đảng giáo dục trở thành tay sai cho chính quyền. Một dạng tẩy não từ trong trứng nước. Quan trọng hơn là thay đổi quá khứ, Đảng sẽ thay đổi thông tin trong quá khứ, hủy bỏ mọi chứng cứ để phù hợp với Chân lý: Anh Cả sáng suốt và Đảng không bao giờ sai.

Tóm lại, ngu si để được an toàn.

2. Chiến tranh là hòa bình
Ngày xưa chiến tranh bao giờ cũng kết thúc và có kẻ thắng người thua với mục đích áp đặt tư tưởng hoặc tranh giành vật chất. Nhưng đến 1984 chiến tranh giữa ba siêu cường Oceania, Eurasia và Eastania thì diễn ra triền miên bất tận, vì lẽ đó mà chiến tranh không còn cái bản chất ban đầu của nó. Ba siêu cường giữ thế chân kiềng, về hình thức thì khác nhau nhưng bản chất lối cầm quyền và mục đích thì như nhau, ngầm định không xâm lấn lãnh thổ hay giao lưu văn hóa gì với vùng còn lại. Oceania là cả thế giới, không có chủ thể thứ 2 để so sánh. Một vài tên lửa thỉnh thoảng từ ngoài vào chỉ để nhắc nhở dân chúng về sự sợ hãi và căm giận chiến tranh. Chiến tranh là để kiềm hãm dư thừa vật chất cũng như sự phát triển kinh tế. Dân chúng sẽ mãi lao động, sẽ mãi nghèo đói và mãi ngu dốt (nhưng luôn nhớ là vẫn tốt hơn so với trước cách mạng). Đảng sẽ nghiễm nhiên giữ vững quyền lực nhân danh bảo vệ đất nước.

Chính vì thế chiến tranh lại tạo nên hòa bình.

3. Tự do là nô lệ
Phải đọc ngược lại, Nô lệ là tự do. Một mình – Tự do- bao giờ người ta cũng thua, vì ai cũng phải chết. Nhưng nếu từ bỏ tính cá nhân đi, hòa tan vào với Đảng – một tập thể, một tổ chức, cá thể trong đó chết đi thì cá thể khác sẽ thay thế ngay. Đảng là bất tử, nô lệ cho Đảng chính là tự do. Tự do khỏi Đảng dẫu là trong cơn mê ngủ cũng trở thành nô lệ, hoặc một cái xác tả tơi.

Nhưng VÌ SAO? Vì sao Đảng Chuanh lại phải làm tất cả những điều ấy? Là quyền lực thuần túy. Quyền lực không phải là phương tiện mà là mục đích. Không ai đi thiết lập chuyên chính để bảo vệ cách mạng, người ta làm cách mạng để thiết lập chuyên chính.

Cuối cùng, khi chủ nghĩa xã hội hiểu ra bản chất của chính nó thì nó trở nên hoàn mỹ, những cá thể như Winston Smith dù có ảo tưởng mình khác biệt hay nắm được chân lý đi nữa thì cũng bẻ gãy nhận thức, đồng hóa linh hồn, bán rẻ tình yêu và khuất phục dưới tình yêu dành cho Anh Cả. Một cái kết hợp lý nhưng gây bất mãn cho không ít người.

Một điểm mình đánh giá cao ở 1984 chính là khái niệm “doublethink” – nước đôi. Từ mình hay sử dụng hơn là “ám thị”, dùng ý thức đàn áp ý thức. Ta nhận ra một sai lầm trong quá khứ, nhưng ta buộc ý thức quên đi sai lầm ấy, và đồng thời quên luôn hành động “quên” trước đó để nhận thức chỉ còn thông tin chính thống là “không có sai lầm nào cả”. Đấy là cách các Đảng viên phải luyện tập để có những suy nghĩ chính thống, suy nghĩ đúng và bản năng đúng hướng về Anh Cả và Đảng. Vừa ngu dốt lại vừa trí tuệ, kẻ thực sự làm chủ “doublethink” là kẻ làm chủ được thực tại, không điều gì là bất khả với kẻ ấy.

4* cho khả năng biện dẫn của George Orwell.”

Review từ bạn Ng M.Phuong – Goodreads, 12/2015

“Ban đầu thì cuốn sách này hấp dẫn vì những liên tưởng và sáng tạo lạ thường về một thế giới “phản địa đàng” – nơi con người chỉ là những cỗ máy biết đi, không cảm xúc, không khao khát hay dục vọng, bị kìm hãm và bóp nghẹt trong những quy tắc, luật lệ, bị theo dõi sát sao bởi các telescreen và thought police, thế giới ấy vô cùng khắc nghiệt nhưng cũng vô cùng cuốn hút khi ẩn sâu trong nó là những tâm trí thét gào mong muốn được nổi loạn, được vùng lên. Mặc dù vậy, từ khoảng giữa cuốn sách trở đi, cuốn tiểu thuyết này trở nên khá nặng nề và khó đọc khi tác giả đưa vào đó những diễn giải và suy nghĩ của mình về thế giới, về giai cấp, về xã hội… Và phần cuối sách cũng nặng nề.
Một cuốn tiểu thuyết triết lý sâu sắc mà một trí não còn non nớt như tôi cảm thấy hơi quá sức. Nhưng vẫn sẽ cố gắng đọc lại lần nữa.”

Review từ bạn My Tran – Goodreads, 9/2015

“Tôi đọc 1984 của George Orwell trên chuyến tàu dài ba-mươi-mấy tiếng ở Ấn Độ. Ngấu nghiến từng trang một trong sự thích thú tột cùng.

Tôi du lịch Ấn Độ di chuyển đa phần bằng tàu lửa, đều là những toa giường nằm hạng trung, tối ngủ có rèm kéo che lại kín đáo vừa đủ, khéo léo lắm! Một ngọn đèn vàng hắt sáng đặt ở một đầu giường. Mỗi hành khách được phát cho một túi giấy, đặt trên cái chăn đệm bông dày gấp gọn. Bên trong có ga bọc giường, một chiếc gối con con và một khăn mặt nhỏ trắng tinh tươm. Mỗi khi đi tàu mà bên ngoài trời còn sáng tỏ thì vui thú lắm. Tôi say mê nhìn ngắm những vùng đất nghèo khổ nhưng đẹp đẽ của Ấn Độ qua ô cửa sổ. Khung cảnh thay đổi liên tục. Khi thì ruộng lúa xanh ngắt mướt mắt, ngút ngàn, khi thì chẳng có gì ngoài những căn nhà gạch đỏ xi măng không lợp mái, đổ nát, xiêu vẹo. Khi màn đêm buông xuống, chỉ còn lại những ánh đèn lập loè của những cụm dân cư tuềnh toàng sống gần đường ray xe lửa. Khi ấy, chẳng còn gì vui thú hơn là đọc sách. Và đó là lúc sự đọc thực sự được tôn vinh.

Tôi đọc 1984 của George Orwell trên chuyến tàu dài ba-mươi-mấy tiếng trong chuyến du lịch Ấn Độ. Quyển sách có nửa đầu khá buồn chán khô cứng, nhưng kiên nhẫn đọc và bắt nhịp được câu chuyện thì càng về sau, tôi ngấu nghiến từng trang một trong sự thích thú tột cùng.

1984 không phải chỉ là một quyển tiểu thuyết tình ái rẻ tiền, mà là sách có nội dung chính trị, nhiều thâm ý sâu xa. Đó là tại sao nếu nói về sách-cấm và sách-đã-từng-bị-cấm thì 1984 luôn có mặt trong danh sách. Chứa đựng trong sách là nhiều sự ẩn dụ tài tình, từ một thể chế chính trị xã hội mà tác giả dựng nên, đọc khá là “đụng chạm” và liên tưởng sâu xa. Đọc xong quyển sách, tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người làm việc cho “Đảng Trong”, “Đảng Ngoài” và “Dân Đen” đọc quyển này, mà không gật gù liên tưởng đến cái thể chế xã hội mà mình đang ở trong nó? Và cũng tự hỏi là tại sao 1984 của George Orwell được xuất bản ở Việt Nam mà First They Killed My Father của Loung Ung thì không?”

3 - review sach 1984-min

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách 1984.

>> Xem thông tin sách trên Fahasa hoặc Shopee hoặc Tiki hoặc Kim Đồng

Tổng hợp bởi Trà My

Bạn có thể gửi bài review, cảm nhận sách về email: [email protected] để được đăng lên Facebook & Website. Bài gửi gồm nội dung review, 1 vài ảnh sách do bạn chụp, và thông tin STK để nhận phí kèm giới thiệu thông tin về bạn nha.

Tủ sách sẽ gửi một khoản phí nhỏ cảm ơn cho các bài viết được đăng lên Web/FB