- Ký ức là một mô thức chuyển động lâu dài, giống như xoáy nước, chứ không phải một thực thể lâu bền, như tấm gương, bảng gỗ viết, hay một tờ giấy. – (trang 78)
2. Làn da luôn được xem là bức tường, rào chắn, hay biên cương phân cách bản thân ta và thế giới – bất chấp sự thật là trên da có vô số lỗ chân lông thoáng khí và đầu dây thần kinh tiếp nhận thông tin. – (trang 79)
3. Nhiều thiên niên kỷ trước, thiên tài nào đó đã nghĩ ra là có thể dùng lưới để bắt động vật như cá và thỏ. Mãi về sau, một thiên tài khác đã nghĩ đến chuyện bắt cả thế giới vào một tấm lưới. – (trang 81)
4. Khi quá nhấn mạnh vào cái tôi riêng biệt của mình, bản ngã cá nhân đang cưa đứt cành cây mà y ngồi, và rồi mỗi lúc một lo lắng hơn về cú rơi sắp xảy ra. – (trang 109,110)
5. Cái đầu và bàn chân khác nhau, nhưng không tách biệt nhau, và tuy rằng con người không liên hệ với vũ trụ theo đúng mối tương quan tự nhiên như cành với cây hay bàn chân với đầu, thế nhưng y vẫn liên hệ – bằng những mối tương quan theo quy luật tự nhiên phức tạp mà thú vị. – (trang 110)
6. Nếu người ta không thể sống trọn vẹn trong hiện tại thì tương lai là một trò lừa bịp. – (trang 111)
7. Không có sinh và diệt, và không có sự chuyển hóa bất tận các hình thái sống, thế giới sẽ tĩnh tại, phi nhịp điệu, phi vũ điệu, giống như bị ướp khô. – (trang 118)
8. Cần ghi nhớ rằng, khác biệt không có nghĩa là tách biệt. Dù đầu ngọn sóng có rõ ràng đẹp đẽ đến đâu thì nó cũng vẫn phải “đi liền” với đường cong êm đềm và mờ nhạt hơn của hõm sóng. – (trang 123)
9. Toàn bộ tri thức của ta và thế giới, theo một nghĩa nào đó, là tự biết mình. – (trang 137)
10. Trong khi ta có lợi thế biết cơ thể của chính ta rất tường tận – từ bên trong – thì cũng có bất lợi là ta gần nó đến nỗi chẳng bao giờ có thể hiểu thấu nó. – (trang 192)