Top 5 cuốn sách hay về giáo dục ai cũng nên đọc

Giáo dục đã và đang rất được quan tâm bởi vai trò cũng như tác động cực kỳ sâu sắc đến một dân tộc và đất nước. Một nền giáo dục đúng đắn sẽ dẫn dắt thế hệ thành công và đất nước vững mạnh. 

Hãy cùng suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của giáo dục qua những cuốn sách hay về giáo dục sau đây.

1. Được Học

Cuốn hồi ký kể về Tara Westover – một phụ nữ phải đấu tranh đến “trầy da tróc vảy” để được tới trường. Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài trừ trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào “phản tự nhiên”, phản lại ý Chúa – muốn như thế. Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng.

Tara bắt đầu giáo dục chính mình. Cô tự dạy mình từ toán học và ngữ pháp để được nhận vào Đại học Brigham Young – nơi cô học lịch sử, lần đầu tiên học về các sự kiện quan trọng trên thế giới như Holocaust và phong trào dân quyền. Hành trình tìm kiếm kiến thức của cô đã biến đổi cô, đưa cô đi khắp các đại dương và khắp các châu lục, đến Harvard và tới Cambridge.

Tara Westover đã vượt qua những khó khăn để năm 17 tuổi lần đầu tiên cô đặt chân vào lớp học; và mãi về sau, khi trở thành Tiến sỹ tại Đại học Cambridge lừng danh, cô đã buộc phải chấp nhận tình cảnh đứt lìa mối quan hệ với hầu hết người trong gia đình.

>> Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

2. Khuyến Học

Khuyến học – Fukuzawa Yukichi, không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân.

Nội dung quyển sách đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Bàn về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… Khuyến Học đã góp phần không nhỏ dẫn đến thành công trong thời kỳ Duy Tân thần kỳ của đất nước Nhật Bản.

>> Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

3. Thiên Tài & Sự Giáo Dục Từ Sớm

“Thiên tài” và “Giáo dục” luôn có sự liên kết chặt chẽ, và trong quyển sách hay về giáo dục này Kimura Kyuichi mong muốn nhấn mạnh về vấn đề đó. Cuốn sách này được viết khi có rất nhiều gia đình buông thả con cái, không giáo dục chúng mà chỉ chú tâm vào kinh doanh để làm giàu. Họ cho rằng mình chỉ cần cho con tiền và một cuộc sống xa hoa thì lớn lên con sẽ thật hoàn hảo và đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. 

Theo ông, quyển sách này là dành cho những người (bậc cha mẹ) tuy bản thân không đạt nhiều thành tựu, nhưng họ có ý thức về tầm quan trọng của giáo dục, và dành mọi nỗ lực cho việc đào tạo thế hệ mai sau.

Có thể ví những bậc cha mẹ đó là nấc thang thứ nhất, và con cái họ sẽ là nấc thang thứ hai. Những con người đó, bất kể họ thành công hay thất bại, nhưng đối với xã hội, đối với nhân loại, họ vẫn là những thiên tài, là những con người ưu tú mà hàng ngàn vạn người mới có một.

>> Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

4. Totto – Chan Bên Cửa Sổ

Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thỏa thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.

Bằng những tình tiết chân thật, bạn đọc sẽ ao ước mình có thể quay trở về thời ấu thơ, cái thời mỗi chúng ta là những Tottochan hiếu động, tinh nghịch. Sự chân thành và am hiểu tâm lý của Kuroyanagi Tetsuko giúp người lớn hiểu hơn thế giới quan đầy màu sắc của con cái mình. Thông điệp tác giả muốn mang đến cho người đọc rằng trẻ em cần được phát triển bản thân tự nhiên, hãy biết nuôi dưỡng ước mơ và trân trọng tài năng của con trẻ. Phương pháp giáo dục trẻ em sẽ quyết định con người tương lai của chúng sau này.

>> Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

5. Giáo Dục Não Phải – Tương Lai Cho Con Bạn

Người Việt Nam chúng ta thường tự hào rằng mình là một dân tộc thông minh. Thật khó để chứng minh theo lý thuyết thống kê và bằng các tiêu chí chặt chẽ, vững chắc rằng một dân tộc thông minh hơn những dân tộc khác. Nhưng dân tộc chúng ta không thiếu những cá nhân kiệt xuất, thiên tài để chống đỡ cho lý luận, cho niềm tự hào về một dân tộc thông minh.

Để xây dựng một dân tộc thông minh, cần rất nhiều hơn là những cá nhân riêng biệt. Ở đó cần có ý thức hệ, hệ thống nhận thức vì giáo dục và cho giáo dục, nơi mà giá trị của giáo dục là cốt lõi của giá trị con người. Và giá trị con người phải dựa trên cốt lõi từ nền giáo dục. Chúng ta cần một sự chuyển dịch bền vững về tư duy giá trị giáo dục, hơn là chỉ những thay đổi…Cuốn sách đề cập những vấn đề rất cơ bản, đã được chấp bút bởi Giáo sư Makoto Shichida từ lâu, rất lâu lắm rồi. Nhưng cái cách ông chỉ dạy cho thay đổi nhận thức và thực hành về giáo dục bỗng nhiên trở nên thật cần thiết cho xã hội Việt Nam bây giờ.

>> Xem thêm thông tin chi tiết sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.

Thúy Huệ